phấn nụ bà tùng

Vào đầu thế kỷ XIX khi Huế trở thành kinh đô của nhà Nguyễn, cùng với việc thiết lập triều cương, ở chốn cung đình một nhu cầu không thể thiếu đối với các cung tần mỹ nữ đó là làm đẹp. Chính vì vậy Cung đình Huế xưa có cả một công nghệ chế tạo mỹ phẩm cho các bà hoàng, cung phi... và hầu hết đều làm từ nguyên liệu thiên nhiên.

Tất cả công nghệ chế biến mỹ phẩm hoàng cung luôn được giữ kín, từ cách pha chế cho đến cách tô vẽ sao cho gương mặt của những mỹ nữ vừa đẹp lại vừa trang nghiêm. Mỗi thứ mỹ phẩm lại được giao cho một thị nữ tin cẩn phụ trách pha chế, sản xuất và truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy, đến nay không tránh khỏi việc một số bí kíp đã theo các cung nữ già về cõi vĩnh hằng.

Thật could mắn vì trong dòng mỹ phẩm Hoàng cung đó, có một loại phấn trang điểm càng dùng lâu càng đẹp da, đã vượt ra được khỏi quy luật nghiệt ngã đó, để rồi từ cấm cung bước ra nhân gian và tồn tại cho đến ngày nay - Đó là Phấn nụ.

Nguyên do bước ra khỏi Hoàng cung đến với nhân gian của Phấn nụ được bắt nguồn từ một biến cố lịch sử. Năm 1945, khi triều đại nhà Nguyễn cáo chung, kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình, các cung nữ được xuất cung trở về với đời sống thị dân, trong đó có cả người cung nữ nắm giữ bí quyết làm Phấn nụ.



Sau khi xuất cung vì không muốn tinh hoa của dân tộc bị thất truyền, bà đã truyền thụ tất cả bí quyết cho người con gái út là bà Trần Thị Thiểu (tên thường gọi là bà Hường - gọi theo chồng). Tiếp thu bí quyết từ người Mẹ, bà Hường bắt đầu sản xuất phấn nụ để bán rộng rãi ra dân chúng, vừa để mưu sinh, và cũng là để giữ nghề cho con cháu mai sau. Nhờ phát huy tốt bí quyết mà mẹ để lại, chỉ sau một thời gian ngắn, phấn nụ Huế của bà Hường nổi danh khắp xứ kinh kỳ dạo đó. Sau này, khi đã già yếu Bà Hường lại làm công việc truyền nghề cho thế hệ kế tiếp.

Một trong những nguyên tắc của người nắm giữ bí quyết pha chế phấn nụ là chỉ truyền nghề lại cho con gái của mình, ngoài ra người con gái đó phải có một cái tâm trong sáng, tính tình kiên trì, không nóng nảy. Do đó mặc dù có rất nhiều con gái nhưng bà Hường chỉ truyền nghề lại cho 2 người là bà Trần Thị Tùng (con gái đầu) và bà Trần Thị Phương (con gái thứ 8).


Bà Trần Thị Phương chỉ có một cô con gái duy nhất là Nguyễn Phương Khanh. Biết được Phương Khanh sẽ là người duy nhất nối nghiệp làm phấn nụ của gia đình, ngay từ khi Phương Khanh còn nhỏ, mẹ đã uốn nắn, dạy dỗ cô cẩn thận để Phương Khanh lớn lên thành người tính tình đằm thắm, kiên trì, chịu thương chịu khó, những đức tính mà người làm phấn nụ cần có. Could mắn thay, Phương Khanh nhìn thấy mẹ làm phấn nụ từ nhỏ, trong lòng cô dần yêu thích nghề làm phấn nụ vốn nhiều vất vả.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *